Trong một bài viết trước đây, MicroInfluencer đã giới thiệu đến quý vị và các bạn các địa chỉ mua cá bảy màu uy tín, giá hợp lý và cá bảy màu cực đẹp, cực khoẻ tại Hà Nội. Nhưng khi đến những địa chỉ mua cá cảnh đẹp đó, bạn lại phân vân không biết những loại cá nào vừa đẹp, vừa dễ nuôi, khoẻ mạnh và ít bệnh để phù hợp với người mới nuôi cá. Đừng lo, trong bài viết này, MicroInfluencer sẽ giới thiệu đến các bạn top 5 loại cá cảnh đẹp, dễ nuôi cực kỳ phù hợp với những người mới hoặc những người có tuổi muốn nuôi vui vẻ nhé!
Top 5 – Cá Neon
Cá Neon là một loài cá không thể thiếu trong bất cứ bể thủy sinh nào, dù to hay nhỏ, bể đơn giản hay những bể cầu kỳ, mang phong cách riêng biệt như Iwagumi, bể Hà Lan, bể nhất trụ… thì cá neon vẫn là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Hoàn hảo từ màu sắc, sự nhỏ nhắn, tính bám đàn và sự phát sáng nổi bật đặc trưng của dòng cá này. Cá Neon ở Việt Nam có rất nhiều phân loài, mỗi phân loài lại có một mức giá khác nhau, nhưng về cơ bản đều tương đối thấp. Có thể kể đến một số dòng cá neon đẹp như: cá neon vua, cá neon đen, cá neon kim cương,… tất cả đều rất đẹp và dễ nuôi. Tuy nhiên cần môi trường nước sạch và thay nước thường xuyên để tránh các bệnh đốm trắng, top bụng…
Top 4 – Cá Chuột Pygmy
Cá chuột Pygmy Cory là một lựa chọn nước ngọt phổ biến cho những người chơi thủy sinh ở mọi cấp độ kinh nghiệm. Chúng dễ thương, dễ chăm sóc và rất thú vị khi xem! Cá chuột Pygmy này không đòi hỏi nhiều không gian, ưa thích những môi trường được trang trí đẹp mắt với đầy đồ trang trí. Là một dòng cá tầng đáy, những con cá này cũng có xu hướng bơi đàn rất cao và nên nuôi thành đàn từ 10 cá thể trở lên. Cá chuột Pygmy có phạm môi trường nước hẹp so với các loài cá khác. Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi các điều kiện thường xuyên để tránh căng thẳng quá mức.
Top 3 – Cá Nana
Để tạo môi trường sống thích hợp, Cá Nana nên được nuôi trong bể cá có nước lưu thông tốt và thể tích tối thiểu là 100 lít. Chúng có thể được nuôi trong nước hồ cá ở nhiệt độ nhiệt đới từ 24 ° C đến 28 ° C. Lý tưởng nhất là nước phải có giá trị pH từ hơi axit đến hơi kiềm là 6,0 – 7,8. Nước mềm có độ cứng từ 2 – 15 ° dGH cũng được khuyến khích cho loài tetra này.
Cá Nana là động vật ăn tạp và do đó có thể ăn nhiều loại thức ăn nhỏ khác nhau, nhưng chúng thích thức ăn dạng mảnh và dạng hạt, chẳng hạn như TetraMin hoặc TetraPro Menu . Để tăng thêm sự đa dạng và như một món ăn đặc biệt, bạn cũng có thể cho ăn thức ăn tự nhiên như giun, trùng chỉ, trùn huyết, bobo, artemia…
Top 2 – Cá Diếc Anh Đào
Cá Diếc Anh Đào là một loài cá nước ngọt tuyệt vời mà chúng tôi đã khuyên dùng trong nhiều năm. Nếu bạn chơi cá cảnh hoặc thủy snh một thời gian, rất có thể bạn biết ai đó đang sở hữu một bể cá.
Vẻ ngoài của Cá Diếc Anh Đào là điều đầu tiên thu hút bạn. Đúng như tên gọi của chúng, những con cá này có màu đỏ anh đào tươi tắn từ đầu đến chân. Hiện nay, Cá Diếc Anh Đào còn có them một số loại đột biến như Cá Diếc Anh Đào vây dài, Cá Diếc Anh Đào siêu đỏ…
Top 1 – Cá Sóc Đầu Đỏ
Cá Sóc Đầu Đỏ thường bơi ở tầng cao nhất và trung bình trong bể thủy sinh, ngoài ra nó cugx thường bơi và kiếm ăn ở tầng giữa và đáy. Cá Sóc Đầu Đỏ là một dòng cá thủy sinh với tính cách hiền lành và an toàn với những con cá nhỏ khác. Tép cảnh size trưởng thành nhìn chung cũng an toàn, nhưng Cá Sóc Đầu Đỏ vẫn có thể ăn tép con nhỏ và cá con của chúng. Cá Sóc Đầu Đỏ phải được nuôi trong môi trường từ 6 con trở lên vì chúng là loài có tập tính bơi đàn và rất dễ stress nếu nuôi số lượng quá ít. Vì được lai tạo trong môi trường bởi người chơi, Cá Sóc Đầu Đỏ khá dễ thích nghi, nhưng môi trường sống tự nhiên của nó chứa nước mềm, có tính axit, giàu tannin và xác lá.