Trong bài viết này, MicroInfluencer sẽ giới thiệu với các bạn mới chơi và sẽ chơi – Một cách tạo nên bể thủy sinh nhỏ nhỏ dễ chơi, dễ chăm sóc với chi phí trung bình cho một bể thủy sinh đẹp.
Chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết để setup bể thủy sinh phong cách iwagumi
A – Phần Cứng khi setup bể thủy sinh phong cách Iwagumi
Bể kính siêu trong – kích thước 60-30-36 siêu trong, kính 5 ly (giá khoảng 500,000 đồng)
Bơm sunsun HBL 803 (giá khoảng 300,000 đồng)
Vật liệu lọc: 1 lít matrix (giá khoảng 300,000 đồng)
Máy lọc váng Odysea, có thể có hoặc không, với những gia đình nuôi thú cưng, nhiều bụi, mặt đường… thì nên sử dụng (giá khoảng 150,000 đồng)
Đèn chihiros A601 (giá khoảng 350,000 đồng)
Bình co2 MT3 – Van điện Mufan (1,200,000 đồng)
B – Phân nền khi setup bể thủy sinh phong cách Iwagumi
Một bao phân nên oliver knott 10 lít (700,000 đồng)
1 kg cốt nền nuphar Aquabase (150,000 đồng)
1kg nham vụn trải nền (20,000 đồng)
C – Cây cối khi setup bể thủy sinh phong cách Iwagumi (có thể chọn các loại bất kỳ, nhưng mình sẽ tư vấn những loại cây thủy sinh từ tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh và các loại cây trải nền)
Trân châu ngọc trai
Rau thơm
Cói thanh hóa
Cỏ ranong
Rau má hương
Diệp tài hồng lá cam
D – Đá trang trí bể thủy sinh phong cách Iwagumi
6kg đá kẹp kem (130,000 đồng)
Cách vào cây khi setup bể thủy sinh phong cách iwagumi
Đối với trân châu ngọc trai (TCNT ) nhiều người đã thất bại do chọn phải nguồn cây không chuẩn, lẫn cả trân châu cao 3 lá, do vậy khi trồng sẽ không bò nền gây sự chán nản. Lời khuyên của chúng tôi là nên chọn mua cây ở 1 số địa chỉ uy tín ( Xem thêm: Các cửa hàng thủy sinh uy tín tại Hà Nội )
Khi cắm cây tốt nhất là phải có nước xâm xấp mặt nền, cắm nhẹ nhàng để bảo vệ bộ rễ non nớt – bạn có thể xét nhỏ thành từng cụm như mình làm với trân châu ngọc trai, hoặc có thể tỉ mẩn tách từng nhánh như cách một số anh em đã làm, rồi cắm xuống sẽ bò full nền nhanh hơn.
Cách chăm sóc sau khi setup bể thủy sinh phong cách iwagumi
Bạn nên sắm thêm một co2 dropchecker để kiểm soát lượng co2 hòa tan trong bể, bố trí đối diện với out của lọc để co2 có thể đi đến khắp nơi trong bể. Co2 mình đang sử dụng khoảng 3 giọt/s – tương đương với 25-30mg/lit co2. – drop checker ngả màu xanh lá mạ sang vàng
Đèn tuần đầu tiên để A601 ở mức 4, chiếu sáng liên tục 6h/ngày và tăng lên 8h/ngày từ tuần thứ 2
Mỗi ngày thay 30% nước bể và châm thêm vi sinh ( nếu có ), tôi sử dụng thêm stability và biodiggest.
Khuyến khích sử dụng thêm EXCEL của seachem theo HDSD trên vỏ hộp mỗi ngày. để cây có thể căng khỏe nhất, chống chọi rêu hại
Hình ảnh bể hiện tại
Trên đây là cách setup mà chúng tôi chia sẻ, mọi người có thể có nhiều cách làm tốt và hay hơn, hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách nuôi tôm crayfish dòng Cherax Destructor