Tép mũi đỏ – Siêu nhân diệt rêu hại

Giới thiệu chung về tép mũi đỏ

Tép mũi đỏ có màu trong suốt và đặc trưng bởi mũi màu đỏ thon dài trên đầu. Mũi của loài tép này có thể mọc lại theo thời gian nếu bị gãy, đứt. Tép mũi đỏ được coi như “dũng sĩ diệt rêu” trong bể thủy sinh bởi khả năng ăn rêu hại vô cùng đáng nể của chúng, bất kể là rêu nâu, rêu tóc.

Tép Mũi Đỏ
Tép Mũi Đỏ

Tên khoa học: Caridina Gracilirostris

Tên tiếng Anh: Pinokio Shrimp

Tên gọi khác: Tép mũi dài

Xuất xứ: khu vực Việt Nam, Ấn Độ, Thái Bình Dương.

Nhiệt độ: 20 – 28 độ C

pH: 6.5 – 7.5

Kích thước tép trưởng thành: 3.5 – 4cm

Tép Mũi Đỏ
Tép Mũi Đỏ

Cách chăm sóc tép mũi đỏ trong bể thủy sinh

Tép mũi đỏ thích hợp thả trong bể thủy sinh có nhiều cây thủy sinh, đá hoặc lũa để chúng có nhiều chỗ trú ẩn, tránh các loài cá hung dữ hoặc có chỗ để chúng sinh con. Bể cần có hệ thống lọc, có dòng chảy tốt, nguồn nước sạch, không có ammoniac.

Giới tính: Tép mũi đỏ đực có những đường màu đỏ chạy dọc xuống cơ thể, trong khi tép mũi đỏ cái ít màu sắc hơn và trong suốt hơn. Kích thước tép mũi đỏ đực cũng lớn hơn con cái. Cả hai giới đều có một bướu riêng biệt trên bụng.

Cách chăm sóc tép mũi đỏ trong bể thủy sinh
Cách chăm sóc tép mũi đỏ trong bể thủy sinh

Chế độ sinh sản của tép mũi đỏ:

Tép mũi đỏ chỉ giao phối trong nước lợ và cũng cần môi trường nước lợ để ấu trùng phát triển nên khó thực hiện sinh sản trong môi trường bể thủy sinh. Chúng thường có hàng trăm quả trứng xanh dưới bụng của chúng. Dù chúng thích điều kiện nước lợ nhưng vẫn sống tốt trong bể cá nước ngọt trong vắt nếu được cung cấp đủ thức ăn và thảm thực vật.

Vì sao tép mũi đỏ có giá trị thấp, ít được nuôi làm cảnh và sinh sản

Chế độ sinh sản của tép mũi đỏ:
Chế độ sinh sản của tép mũi đỏ:

Khả năng tương thích của tép mũi đỏ trong bể thủy sinh:

Tép mũi dài rất hòa đồng nên có thể nuôi chung với các loài cá tép khác, tuy nhiên không nên nuôi chung bể với các loài cá dữ để tránh bị tấn công. Tép mũi dài sẽ nhảy ra khỏi hồ khi bị tấn công hay điều kiện nước không tốt, chúng thường lơ lửng trong nước với mũi chúi xuống đáy, đây không phải là dấu hiệu tép bệnh mà đó chỉ là cách bơi độc nhất vô nhị của chúng, tương tự như tép yamato.

Khả năng tương thích của tép mũi đỏ trong bể thủy sinh:
Khả năng tương thích của tép mũi đỏ trong bể thủy sinh:

Thức ăn của tép mũi đỏ:

Tép mũi dài là loài ăn tạp, chúng ăn rêu, tảo và lá cây mục. Những vẫn cần cho chúng một chế độ ăn uống đa dạng như cám, rau, thức ăn tươi…

Thức ăn của tép mũi đỏ:
Thức ăn của tép mũi đỏ:

Xem thêm: 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *