Mua tôm crayfish, mua tôm kiểng crayfish, địa chỉ bán tôm kiểng crayfish, nuôi tôm crayfish, hồ nuôi tôm crayfish, hướng dẫn nuôi tôm crayfish… đang là các từ khóa được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Hãy cùng Microinfluencer tìm hiểu chi tiết về cách nuôi tôm crayfish nhé!
Tổng quan thông tin về tôm crayfish
Tôm crayfish có nguồn gốc ngoài tự nhiên, chúng sinh trưởng ngoài tự nhiên thì thông số môi trường sống khác rất xa với môi trường nuôi nhốt trong bể kính hoặc thùng xốp, nồng độ chất độc hại loãng và môi trường sống của tôm crayfish ngoài tự nhiên rất rộng rãi, không gò bó chật hẹp như hồ kính trong phòng. Bởi vậy, để nuôi và giữ được tôm crayfish sống trong môi trường nuôi nhốt thì bắt buộc chúng ta phải có một số phương pháp để thuần dưỡng từ từ
Hướng dẫn nuôi tôm crayfish
Bể nuôi tôm Crayfish
Khi nuôi tôm crayfish trong hồ kính, chúng ta nên chuẩn bị hồ tầm 60 40 40 drc , mục đích là nước trong hồ nhiều và không bị ô nhiễm nhanh ( tôm crayfish mới về thường nhạy cảm hơn nhiều so với khi chúng đã quen hồ ), hồ nên được dán decan đen 3 mặt để tôm cảm thấy an toàn mà không stress.
Tránh nuôi tôm crayfish trong bể hình tròn hoặc hình cầu vì bể dạng này thường có độ phóng đại lớn khi tôm nhìn vào ảnh của chúng trong gương, dễ gây stress cho tôm.
Máy lọc nước khi nuôi tôm crayfish
Lọc chạy hồ thì mình khuyên mọi người nên setup lọc tràn trên hoặc dưới đều được, kết hợp với lọc bio để làm nước sạch hơn và vi sinh phát triển tốt hơn trong quá trình chạy nước. Nếu không có điều kiện, có thể dùng một số loại lọc rẻ hơn như lọc thác ZY-003, Lọc thác Sobo, lọc thùng Sunsun… tùy theo kích thước bể. Có thể dùng thêm một số loại vi sinh psb hoặc các loại vi sinh đóng chai sẵn như vi sinh EM1, EMpro… để kích hoạt hệ vi sinh nhanh chóng hơn.
Ánh sáng khi nuôi tôm crayfish
Trong quá trình chạy hồ thì chúng ta nên bật đèn ở mức trên 8 tiếng/ngày để kích rêu xanh mọc lên, nên thả ít bèo nhật, cá nhỏ, ốc để giúp quá trình chạy cycle diễn ra nhanh hơn.
Nguồn nước khi nuôi tôm crayfish
Nguồn nước khi nuôi tôm crayfish chúng ta nên chuẩn bị trước khoảng 1 tháng chạy vi sinh và khoáng, cho vào vài cái lá bàng khô ( Xem thêm: Hướng dẫn Cycle bể cá, tép, tôm đúng cách nhất )
– tds ( tổng chất rắn hoà tan ) : tầm 200 – 220
– ph ( thông số quyết định nước ở mức axit hay kiềm ) : tầm 6,5 đến 8 , đẹp nhất là 7,2 .
– KH : 3 ( không bắt buộc )
– GH : 4 ( không bắt buộc )
– no3 : 0
Nền khi nuôi tôm crayfish
Đối với nên khi nuôi tôm crayfish, mọi người nên dùng sỏi thái cho đẹp và nhìn nó tự nhiên, vật dụng trang trí thì nên bỏ thêm nhiều ống gốm và lũa để giúp tôm cảm thấy như nó vẫn đang sống trong thiên nhiên. Thời gian đầu, chúng ta không nên thay nước liên tục, tầm 10 ngày hoặc 15 ngày chúng ta thay một lần, mỗi lần thay tầm 20 đến tối đa khoảng 30% nước hồ, và nên xài nước đã có ngâm lá bàng để thay.
Thức ăn của tôm crayfish:
Tôm Crayfish là loại ăn tạp, thức ăn của chúng rất đa dạng, từ cá nhỏ, tép, tôm nhỏ… đến các loại thức ăn dạng cám như cám tép, cám tôm hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác như trùng chỉ, trùng huyết, bo bo… Khi cho tôm crayfish ăn, lưu ý nên vớt thức ăn dư thừa sau 30 phút đến 1 tiếng để tránh làm hỏng môi trường nước khi thức ăn phân hủy.
Xem thêm: Địa chỉ mua tôm Crayfish tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc