Cách bố trí lọc một cách hiệu quả nhất cho bể thủy sinh

Giới thiệu chung về công dụng của một bộ lọc cơ bản trong bể thủy sinh, bể cá cảnh

Đối với mỗi bể thủy sinh hay bể cá cảnh, bộ lọc chính là môi trường sinh học là lớp nơi vi sinh trú ngụ, phát triển và xử lý nước (các chất trong nước) theo thời gian. Những vi sinh này phân hủy chất thải hữu cơ (phân cá, thức ăn thừa, lá cây hỏng…) và cũng oxy hóa amoniac có hại thành nitrat tương đối lành tính. Chính bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo không nên vệ sinh bộ lọc một cách thường xuyên, thông thường nếu một bể thủy sinh có chế độ nuôi cá phù hợp, lượng cây trồng được chăm sóc tốt, chỉ nên vệ sinh bộ lọc tối đa 1 tháng 1 lần để vi sính phát triển một cách tốt nhất, duy trì môi trường ổn định trong bể thủy sinh.

Một bộ lọc rất cần có lớp chắn ở đầu “in”, tránh hút phải các vật to, mảnh vụn cứng, gây tắc nghẽn cho lọc – ảnh hưởng đến dòng chảy và vi sinh phát triển được tốt nhất. Thông thường, khay trên cùng của bộ lọc sẽ là lớp bông lọc, xốp lọc để giữ lại những viên thức ăn thừa, phân cá, lá cây rữa hỏng. Lớp bông lọc, xốp lọc này nên được vệ sinh thường xuyên hoặc thay thế để đảm bảo hoạt động tốt nhất mà không ảnh hưởng đến dòng chảy của bộ lọc và đảm bảo vệ sinh một cách tối đa.

Với lớp tiếp theo của bộ lọc, thông thường sẽ là các khay vật liệu lọc dành riêng cho bể cá. Các vật liệu lọc cũng rất đa dạng, từ giá rẻ đến đắt tiền, những loại phổ thông và những loại siêu tốt, loại cả được cả những chất độc nhỏ nhất. Các loại vật liệu lọc có thể dễ dàng tìm mua được là nham thạch, đá lông vũ, sứ trụ, sứ bi, sứ muối tiêu… (các loại vật liệu lọc giá rẻ) hoặc Matrix, Neo, Mountian Tree, Purigen… (các loại vật liệu lọc cao cấp). Vật liệu lọc dù rẻ hay cao cấp đều có thể đóng vai trò làm môi trường sinh học để vi sinh trú ngụ, phát triển và xử lý nước. Các loại vật liệu lọc đắt tiền thường có ưu điểm xử lý nước nhanh, loại bỏ các chất độc trong nước và có thời gian xử dụng lâu bền.

Cách sắp xếp một bộ lọc cơ bản và hiệu quả nhất sẽ như vậy:

Phần đầu tiên của bộ lọc bao gồm một số dạng phương tiện lọc cơ học thô như bông lọc, xốp lọc để giữ các chất bẩn có kích thước lớn như phân cá, lá cây hỏng… và ngăn các mảnh vụn làm tắc nghẽn phần còn lại của bộ lọc. Lớp này có nghĩa là phải được rửa sạch thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng. Có thể có một lượng lớn các chất bẩn hữu cơ trong một bể thủy sinh và cần cá lớp bông lọc, xốp lọc này ngăn lại.

Phần thứ hai của bộ lọc chính là các vật liệu lọc để xử lý nước và khởi tạo môi trường vi sinh; cho dù sử dụng các loại vật liệu lọc giá rẻ hay cao cấp thì các vật liệu lọc này cũng chính là nơi cư trú của vi sinh. Đây là nơi diễn ra chu trình amoniac và vi sinh tiêu hóa chất thải hữu cơ thành các chất ít độc hại hơn. Phần chứa vật liệu lọc này không nên bị xáo trộn thường xuyên; nếu nó dễ bị tắc thì đó là dấu hiệu cho thấy phương tiện lọc thô (giai đoạn đầu) không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, cần được thay thế ngay. Phần vật liệu lọc này có thể có nhiều ngăn để chứa nhiều loại vật liệu lọc khác nhau, giúp phát triển nhiều loại vi sinh khác nhau và xử lý nước một cách tốt nhất.

Phần cuối cùng của bộ lọc bao gồm lớp bông lọc mịn; điều này có tác dụng thu giữ các chất dạng hạt nhỏ trước khi nước được đưa trở lại bể. Một số bể thủy sinh hoạt động tốt ngay cả khi không có phần lọc mịn này.

Ngoài ra, với những bộ lọc cao cấp hoặc những người chơi thủy sinh có điều kiện kinh tế cao, có thể thêm một phần cuối cùng của bộ lọc là Purigen – loại vật liệu cao cấp và có khả năng xử lý nước ở mức cao nhất, loại bỏ gần như mọi tạp chất có hại cho bể thủy sinh.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *