Giới thiệu chung về tép mũi đỏ
Tép mũi đỏ có màu trong suốt và đặc trưng bởi mũi màu đỏ thon dài trên đầu. Mũi của loài tép này có thể mọc lại theo thời gian nếu bị gãy, đứt. Tép mũi đỏ được coi như “dũng sĩ diệt rêu” trong bể thủy sinh bởi khả năng ăn rêu hại vô cùng đáng nể của chúng, bất kể là rêu nâu, rêu tóc.
Tên khoa học: Caridina Gracilirostris
Tên tiếng Anh: Pinokio Shrimp
Tên gọi khác: Tép mũi dài
Xuất xứ: khu vực Việt Nam, Ấn Độ, Thái Bình Dương.
Nhiệt độ: 20 – 28 độ C
pH: 6.5 – 7.5
Kích thước tép trưởng thành: 3.5 – 4cm
Hướng dẫn cho tép mũi đỏ ăn rêu tóc, rêu hại hiệu quả:
Như các bạn chơi thủy sinh thường nói, tép mũi đỏ là dòng tép giá rẻ và diệt rêu hại tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, một số bạn cũng thắc mắc rằng đã trải nghiệm thực tế, tép mũi đỏ thực sự không ăn rêu tóc, rêu hại hoặc chỉ ăn số lượng rất ít và không hiệu có hiệu quả diệt rêu. Để tìm lời giải cho những ý kiến trái chiều này, hãy cùng MicroInfluencer tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Về bản chất, tép mũi đỏ đúng là một dòng tép diệt rêu hại hiệu quả, tuy nhiên chúng chỉ thực sự làm việc hiệu quả khi rêu tóc, rêu xanh và các loại rêu hại nói chung được xử lý ở mức cơ bản. Nghĩa là trước khi thả tép mũi đỏ, bạn nên xử lý những vị trí có rêu hại bằng các loại hóa chất trước. Ví dụ như hãy châm Seachem Excel hoặc Cidex 14 để làm rêu hại chuyển sang màu trắng (nghĩa là rêu đã yếu và chết) để làm mềm rêu hại, từ đó giúp tép mũi đỏ có thể xử lý dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Còn nếu không sử dụng các loại hóa chất để làm rêu yếu đi thì tép mũi đỏ vẫn có thể xử lý nhưng không đạt hiệu quả cao vì rêu còn quá cứng, quá khỏe, thay vào đó tép có thể ăn sang các loại lá rữa, hỏng, yếu, làm mất vẻ đẹp của bể.
Mong rằng qua bài viết này, những người chơi thủy sinh đã có thêm kinh nghiệm xử lý rêu hại nói chung và sử dụng tép mũi đỏ nói riêng một cách hiệu quả
Xem thêm: Tép mũi đỏ – Siêu nhân diệt rêu hại