Rêu, tảo trong hồ nuôi tép Sulawesi

Rất nhiều anh em thắc mắc rằng, tại sao hồ nuôi tép sula phải cần nhiều rêu nhiều tảo để làm gì?
Và cũng có luồng ý kiến là hồ chơi sula nhìn dơ thế nọ thế kia.
Vậy chung quy rêu, tảo trong hồ nuôi tép sulawesi nói riêng hình thành như thế nào và rêu như thế nào là đủ cho tép sula? Dưới đây là vài ý kiến của mình, anh em đọc và cho thêm ý kiến nhé.

 Công dụng rêu, tảo trong hồ nuôi tép Sulawesi:

Trong vòng 1-2 tháng đầu, từ khi tép Sulawesi mới về hồ thường sẽ khá là nhát, rất hay núp và gần như là thả các loại đồ ăn vô thì cũng ko xơ múi gì mấy. Thế nên công dụng của rêu và tảo trong giai đoạn này khá quan trọng, giúp cho tép có thể ăn ngay tại các khu vực tép đang trốn hay nấp, ăn dần từ chỗ trốn ra tới ngoài, và khi hết rêu,tảo thì tép cũng bắt đầu quen với hồ lúc đó ta có thể tập cho tép ăn thức ăn công nghiệp dần để tránh việc phải phụ thuộc nhiều vào rêu ,tảo. Vì khi hồ đã thả tép rồi thì rêu, tảo rất khó mọc nhiều lại được.

hồ nuôi tép Sulawesi
hồ nuôi tép Sulawesi

 Rêu, tảo như thế nào là đủ là tốt cho hồ nuôi tép Sula:

Như chúng ta thấy, hồ có nhiều rêu, tảo thì sẽ rất có lợi về nguồn thức ăn dồi dào cho tép lớn lẫn tép con. Thế nhưng cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm, vì cái gì nhiều quá cũng không tốt.
– Ưu điểm: thì mình đã nói ở trên rồi,còn khuyết điẻm ở đây là gì?
– Khuyết điểm: ở đây chính là hồ rêu, tảo, cây cối nhiều và dày quá sẽ làm cản bớt dòng chảy, giảm tác dụng của lọc, đồng thời tép rất dễ bị mắc kẹt trong rêu; tép con, tép mới lột vỏ xong yếu rất dễ nằm chết kẹt trong rêu, có những hồ còn có hiện tượng tép bị rụng chân, rụng râu… Bản thân mình cũng đều đã bị qua các trường hợp ở trên nên muốn giúp ae nhìn nhận để rút kinh nghiệm.
Chỉ nên đánh rêu vừa đủ, đừng để quá dày và dài. Bản thân thấy độ dày của lớp rêu 1-1,5cm là đẹp

hồ nuôi tép Sulawesi
hồ nuôi tép Sulawesi

 Đánh rêu lên như thế nào?

Đây cũng là câu hỏi nhiều ae hỏi mình từ đó tới giờ, mình cũng xin nói qua cách của bản thân.
– Đèn mình dùng ở đây thường là đèn đôi T5HO, các bác có thể chọn bóng đèn của Oddysea, Aquazonic, JBL… tuỳ vào điều kiện.
Đèn led thì mình ít dùng vì thấy ánh sáng của led nhìn không thật lắm nên ko dùng chứ ko phải chê gì đâu. Các bác đang dùng led đừng hiểu lầm nhé.

hồ nuôi tép Sulawesi
hồ nuôi tép Sulawesi

Trong suốt quá trình cycle, 1-2 tháng đầu mình để đèn 20-24h/ngày để kích rêu, mình ko dùng mầm tảo hay thuốc men j đâu nhé, chỉ có dùng thêm vi sinh châm thêm hàng tuần sau khi thay nước hàng tuần trong quá trình cycle thôi. Vi sinh dùng có rất nhiều loại: Biodigest, ATM , Seachem….. hoặc bất cứ loại nào các bác muốn, từ dạng bột đến dạng dung dịch, miễn mang lại được kết quả như mình muốn

Sau khi cycle xong, bắt đầu thả tép thì giảm đèn xuống còn 10-14h/ngày để tránh nhiệt độ hồ tăng cao. Hồ xanh như trong clip dưới đây thì tầm 4-5 tháng đổ lên vs số lượng tép trong hồ tầm 100c đổ lên nhé, đây là những gì e quan sát trong suốt quá trình nuôi của bản thân. Còn bác nào có cách lẹ hơn thì chỉ ae nhé.
Nhưng bản thân khuyên mọi người chơi sula thì nên kiên nhẫn chạy cycle hồ xíu nhé,tối thiểu 1 tháng là tốt nhất, không nên nôn nóng cứ thấy rêu lên dc tí là đã nóng vội thả tép rồi tép cứ chết lai rai rất phí tép và nhanh nản

hồ nuôi tép Sulawesi
hồ nuôi tép Sulawesi

“Sula hoàn toàn ko dễ như tép màu hay như Taiwan bee… như nhiều bác vẫn hay nói hay chém đâu ạ”
Em thấy tép màu nhiều lúc cũng còn khó lắm chứ cũng chả dễ đâu
Chơi con tép hay dòng tép nào cũng nên “tôn trọng” và “nghiêm túc” với chịu khó tìm hiểu thì mới có những thành công hay niềm vui nho nhỏ từ thú chơi tép này mang lại được

Bài viết liên quan:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *