Những hiểu lầm của phụ huynh về chương trình tiền tiểu học

 

Khi nghĩ tới việc cho con đi học Tiền Tiểu học, nhiều bố mẹ thường có những băn khoăn như liệu con có học trước không, nếu học trước thì lên lớp 1 con có bị chán không, hay đang ở lứa tuổi mầm non mà học tiền tiểu học con có bị “chín ép” mà không được vui chơi trọn vẹn tuổi thơ không. Đây là một trong những hiểu lầm của các bậc phụ huynh về mục đích của chương trình Tiền Tiểu học.

Trong bài viết này, những hiểu lầm phổ biến của các bố mẹ sẽ được làm rõ nhằm giúp cho các bố mẹ hiểu hơn về chương trình Tiền Tiểu học.

 tien-tieu-hoc

Chương trình Tiền Tiểu học có dạy trước kiến thức lớp 1?

 

Chương trình Tiền Tiểu học thực chất là một bước chuyển tiếp dần dần cho trẻ để làm quen và không bị bất ngờ với sự thay đổi đột ngột và khác biệt rất lớn từ mầm non lên tiểu học. Chương trình là sự kết hợp của hoàn thiện kỹ năng theo lứa tuổi mầm non 5-6 thông qua các giờ học dự án với cách tổ chức lớp học và làm quen với một số môn học theo mô hình tiểu học ở mức độ đơn giản hơn.

Trong giai đoạn này, các thầy cô sẽ tập trung phát triển cho trẻ các kỹ năng và hiểu biết quan trọng như:

🔸 Kỹ năng tự lập, tự phục vụ và quản lý bản thân.

🔸 Kỹ năng vận động tinh: luyện tập thành thạo khả năng cầm bút, đi nét, làm quen với chữ cái và hoạt động viết đơn giản. Đây là nền tảng giúp trẻ dễ dàng, tự tin hơn khi học viết ở lớp 1 và hỗ trợ cho việc học hỏi các môn học khác.

🔸 Nâng cao khả năng tập trung và dần hình thành kỹ năng tự học.

🔸 Kỹ năng xã hội và trí tuệ xúc cảm.

🔸 Hiểu biết đa dạng về các môn học khác nhau và kiến thức đời sống.

🔸 Xây dựng sự tự tin cùng khả năng học hỏi, khám phá thế giới xung quanh cho trẻ.

Việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bậc tiểu học trong giai đoạn này không chỉ giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với những sự thay đổi khi chuyển cấp mà còn thành lập nền tảng vững chắc cho trẻ tự tin bước vào lớp 1.

 

Học Tiền Tiểu học là con không vui chơi trọn vẹn tuổi thơ?

Nhiều bố mẹ mong rằng con sẽ được phát triển tự nhiên và vui chơi thoả thích trong 06 năm đầu đời và chỉ thực sự cần học khi bước vào lớp 1. Bên cạnh đó, việc các con tham gia vào các chương trình Tiền Tiểu học khiến các bậc phụ huynh cho rằng các con đang phải tự lập quá sớm.

Trên thực tế, việc học đã bắt đầu khi trẻ được sinh ra với nhiều hình thức khác nhau và nhu cầu học hỏi của trẻ sẽ ngày càng tăng lên. Trong 6 năm đầu tiên, trẻ có năng lực học hỏi mạnh mẽ và chương trình Tiền Tiểu học tại các trường tiểu học hiện đại sẽ giúp trẻ hệ thống lại các kỹ năng và hiểu biết đã có, bổ sung và đa dạng các trải nghiệm một cách tối đa cho trẻ với nhiều hoạt động học-mà-chơi. Xuyên suốt thời gian học sẽ có các chủ đề học tập hấp dẫn khác nhau như: Bé tìm hiểu cơ thể, Mọi điều về Trái Đất, Ngày hội của mẹ, Ngày hội của cha, 20 ngày vòng quanh thế giới,…

Bên cạnh đó, trẻ còn được chuẩn bị tâm lý vững vàng và các kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề trong quá trình trải nghiệm các môn học, dự án tại các chương trình Tiền Tiểu học. Với kinh nghiệm thực tế từ các học sinh lớp 1 tại các trường tiểu học hàng năm, những học sinh được chuẩn bị tốt kỹ năng tiền tiểu học sẽ giảm được áp lực và dễ dàng làm quen, thích nghi với “cuộc sống học đường” ở Tiểu Học.


Tham khảo tại Trường tiểu học Jean Piaget, chương trình Tiền Tiểu học được thiết kế bài bản dựa trên sự thấu hiểu về tâm lý và phát triển não bộ ở trẻ và là một trong những chương trình Tiền Tiểu Học xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cơ bản về Đọc – Viết cho học sinh, chương trình chú trọng xây dựng trải nghiệm phong phú qua các phân môn đa dạng khác như Tiếng Anh, Nghệ thuật ngôn ngữ, Toán CCSS, Art & Craft, Hexathlon,… Học sinh đi học lấy niềm vui và sự hứng thú làm cốt lõi để xây khả năng tự học, tự tìm hiểu và vận dụng kiến thức trong thực tế. Học sinh tốt nghiệp hoàn toàn tự tin khi bước vào lớp 1 và có khả năng thi tuyển vào các trường Top đầu Hà Nội.


>>> Xem thêm: Chương trình tiền tiểu học hiệu quả và phù hợp với trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *