Hướng dẫn nuôi cá Betta đúng cách

Cá Betta (hay còn gọi là “cá xiêm đá”, “cá lia thia”) là loài cá cảnh phổ biến được biết đến với bản tính hiếu chiến, thích tương tác và đặc biệt là người chơi tốn chi phí không quá cao trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Cá Betta có thể trở thành người bạn thân thiết của bạn đến bốn năm. Hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây của Microinfluencer để đảm bảo cho chú cá Betta của bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc.

Phần1

Biết thêm về cá Betta

Tiêu đề ảnh Selectively Breed Betta Fish Step 1
Chọn cá Betta. Sau đây là một số đặc điểm bạn cần quan sát.

  • Nhìn vào màu sắc của cá. Cá Betta có màu tươi sáng, sặc sỡ, hay màu đậm và tối? Cho dù màu của cá Betta có hơi nhạt thì nó vẫn lấp lánh rất đẹp. Cá Betta có màu sắc đa dạng nhưng thường thấy nhất là xanh dương và đỏ (nhìn chung là những màu tối), thỉnh thoảng, chúng cũng có màu trắng với ánh hồng hay xanh dương nhạt.
  • Cá có phản ứng lại những động thái của bạn? Nó có bơi nhanh khi thấy bạn hay chỉ lừ đừ bơi quanh dưới đáy hồ? Không nên gõ liên tục lên thành lọ vì bạn có thể làm cá trở nên kích động. Thay vào đó, thử di chuyển ngón tay tới lui trước mặt chú cá Betta mà không làm nó bực mình. Nếu bạn mua một chú cá Betta trông có vẻ hiền lành thì cũng đừng quá lo lắng; có thể nó chỉ đang nghỉ ngơi vì đã phải tiếp quá nhiều vị khách đến cửa hàng trong ngày thôi. Thông thường, cá Betta trong cửa hàng cá cảnh đã được lai tạo để thích nghi với nhiều vấn đề phát sinh khi làm vật nuôi.
  • Vây đuôi của cá đang trong tình trạng hoàn hảo hay bị rách và tổn thương? Bạn cần lưu ý rằng một số giống Betta có cấu tạo vây khá phức tạp nên trông giống như vây của chúng đang bị rách nhẹ. Mắt của cá có hình dạng bình thường không? Có bất kỳ khối u kỳ lạ (ký sinh trùng) nào trên cơ thể nó hay không? Nếu bạn thấy bất kỳ điều gì bất thường, hãy chọn một con cá Betta khác (sẽ rất hữu ích nếu bạn trò chuyện với nhân viên cửa hàng).
  • Đôi khi, cá chọn chủ chứ chủ không chọn cá. Nếu có một chú cá Betta nào mà bạn đã nhìn vào, sau đó bỏ qua, bước đi khỏi nó rồi nhưng vẫn cứ ngoái nhìn lại thì hãy cân nhắc việc mua nó. Cho dù nó không hoàn toàn linh động nhưng bạn cứ mua chú cá mà bạn cảm thấy có mối liên kết hơn là chọn mua chú cá khỏe mạnh nhất. Cá Betta của bạn sẽ nhanh chóng trở nên linh hoạt một khi thoát khỏi chiếc cốc tù túng và bắt đầu cuộc sống mới trong làn nước sạch và ấm.
Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 1
2
Suy xét về những gì bạn sẽ đối mặt trước khi quyết định mua một chú cá Betta. Nếu được chăm sóc thích hợp, loài cá này có thể sống đến 10 năm, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua cá về. Bể tối thiểu phải có kích thước là 10 lít và được trang bị hệ thống máy sưởi, máy lọc. Không nên nuôi cá Betta trong bát; chiếc bát là quá nhỏ và rất kinh khủng đối với sức khỏe của cá! Cá Betta của bạn sẽ không thể sống lâu và hạnh phúc.
Tiêu đề ảnh Pick a Betta Fish Step 3
3
Chuẩn bị trước cho mình một vốn kiến thức nền. Có rất nhiều điều cần biết về cá Betta, từ cơ bản đến chuyên sâu. Nhìn chung, những cửa hàng cá cảnh lớn không mấy khi cung cấp thông tin chi tiết, trừ khi bạn may mắn gặp được một người bán hàng đam mê cá Betta. Bên cạnh việc am hiểu về cá Betta như đã nêu trên, bạn còn phải tìm hiểu thêm chi tiết về loài cá này trên các diễn đàn như diendancaxiem.com (ở Việt Nam) và Bettafish.com, Bettatalk.com, ibcBettas.org (ở nước ngoài), vân vân. Những diễn đàn này cũng rất bổ ích cho bạn sau này, bạn có thể đặt những câu hỏi, tìm đọc các ghi chú về sức khỏe và dinh dưỡng đồng thời giao lưu với những tâm hồn đồng điệu để chia sẻ những câu chuyện về cá Betta.
Phần2

Chuẩn bị ngôi nhà cho cá Betta

Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 9
1. Chuẩn bị nhà mới cho cá Betta. 
Nhằm ngăn chặn những rủi ro không hay, bạn nên có sẵn một hệ thống bể cá phù hợp trước khi mang vật nuôi về nhà.
  • Không nên cho cá Betta đực sống chung với con đực khác. Nuôi cá cái chung với nhau thì ổn chỉ khi bản tính của chúng hiền lành và nếu bạn nuôi năm con cái hoặc nhiều hơn trong một bể thì nên sử dụng bể có dung tích từ 38-57 lít là thuận lợi nhất, mặc dù bể tầm 38 lít là vừa đủ đáp ứng (miễn là cá có đủ không gian để ẩn náu). Bầy cá cái còn được gọi là một “cộng đồng cá cái” và đôi khi rất khó để nuôi. Còn nếu bạn chỉ có hai chú cá Betta thì không nên nuôi chung với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Nếu bạn muốn nuôi cá Betta chung với loài cá khác, bạn nên chọn loài nào không có đuôi dài (đừng chọn cá bảy màu) và có kích thước tương đương với chú cá Betta của bạn để tránh tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Gợi ý ghép bể dành cho bạn là tép Anh đào và cá Mây trắng.
Tiêu đề ảnh Make a Betta Trust You Step 6
2
Chọn một môi trường phù hợp. Trong tự nhiên, cá Betta sống trong ruộng lúa nước ở Thái Lan. Do đó, môi trường sống phù hợp của chúng phải tương đối nông và rộng rãi. Để đáp ứng nhu cầu rộng rãi và giúp cá sống lâu hơn, bạn nên cân nhắc việc đầu tư cho cá Betta một hồ nuôi với kích thước lớn. Chọn một bể 19 lít hoặc to hơn để cá phát triển tốt. Có thể bạn sẽ cho rằng bể như thế thì quá lớn, nhưng như vậy thì chú cá Betta của bạn mới thích nghi hiệu quả.
Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 3
3
Bổ sung những thiết bị cần thiết. Nuôi Betta là một thú chơi không đơn giản vì bạn sẽ cần rất nhiều thiết bị:

  • Ổn định nhiệt độ nước bằng máy điều nhiệt. Vì Betta là loài cá thuộc vùng nhiệt đới, thích môi trường nước có nhiệt độ từ 24-27ºC nên bạn cần phải đầu tư máy sưởi, đặc biệt là nếu bạn sống ở vùng có khí hậu lạnh hay bể cá của bạn có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ phòng. Máy sưởi mini là vừa đủ cho bể 4-11 lít. Trong mùa đông (ở xứ lạnh), bạn sẽ phải gắn thêm một máy sưởi mini nữa hoặc đặt bể cá gần lò sưởi (cách khoảng 1 mét), để cá Betta không bị lạnh.
  • Máy lọc là không thể thiếu, tuy nhiên, đảm bảo rằng dòng nước không quá mạnh đối với cá. Bạn cần nhớ rằng giống cá đuôi dài phát triển tốt nhất trong môi trường có dòng nước càng nhẹ càng tốt. Một số chuyên gia khuyên dùng lọc mút để bảo vệ vây của cá.
  • Tránh sử dụng đá hay vật trang trí nhọn, có răng cưa. Những loại đồ trang trí này sẽ làm rách vây cá. Bạn nên kiểm tra mỗi ngày một lần để chắc chắn vây của Betta không bị tưa rách. Nếu phát hiện vết rách, đầu tiên bạn phải kiểm tra chất lượng nước vì tình trạng rách vây thường là do điều kiện nước không được tốt.
  • Không nên thêm cây cảnh bằng nhựa cứng. Xin nhắc lại, những vật dụng này có thể khiến vây cá bị rách. Bạn có thể áp dụng ‘phép thử với quần tất’: nếu cây nhựa có thể làm thủng chiếc quần tất khi bạn chà xát chúng vào nhau thì loại cây cảnh bằng nhựa ấy cũng có thể gây tổn thương cho vây cá Betta. Hãy cẩn thận và mua cây bằng lụa để thay thế.
  • Cây thủy sinh cũng là một ý hay. Cây thật sẽ đẹp hơn cây giả, cá Betta cũng rất thích bơi len lỏi trong lá và nấp vào đó để ngủ. Cây thủy sinh cũng giúp cung cấp ô-xy cho nước và hấp thụ chất a-mô-ni-ắc vốn nguy hiểm cho cá, góp phần giữ nước sạch hơn trong thời gian dài.
Tiêu đề ảnh Add a Betta to a Community Tank Step 9
4
Nếu bạn dự định nuôi kết hợp nhiều loại cá, hãy tìm hiểu kỹ càng trước. Betta thích sống đơn lẻ và có thể giết chết những con cá khác, thậm chí là ốc sên nếu bạn cho chúng sống chung trong bể. Một số chú cá Betta có thể tỏ ra ổn khi chung sống với bạn cùng bể như ốc sên, tôm Ma, tép Anh đào và những loài cá da trơn, miễn là những sinh vật cùng bể không có vây nhọn đồng thời không lớn hơn hoặc nhiều màu sắc hơn cá Betta. Trước khi thêm bất kỳ loài sinh vật cảnh vào cùng bể với cá Betta, bạn nên tìm hiểu bằng cách hỏi người bán, đọc thêm sách về cá Betta hay tìm thêm thông tin trên những trang web về lĩnh vực này. Nếu bạn vẫn chưa chắn chắn thì nên nuôi cá Betta trong bể riêng biệt.

  • Cá Betta đực không thể sống chung với nhau. Loài cá này được mệnh danh Cá Betta Chọi là có lý do! Trong môi trường bể cá cảnh dù lớn hay nhỏ, chúng sẽ chọi nhau cho đến chết nhằm bảo vệ lãnh thổ của mình. Nếu bạn thả nhiều cá đực sống chung một bể và không thiết lập vách ngăn cho bể cá, khả năng bạn sẽ mất một hoặc toàn bộ số cá số cá là cực kỳ cao.
  • Nhằm giảm thiểu xung đột, bạn nên nuôi cá Betta cái đơn lẻ hay theo bầy ít nhất là năm con. Nếu bạn nuôi cá cái theo bầy, nên chọn bể có dung tích ít nhất 38 lít và thiết kế một vài nơi ẩn náu. Tất cả những con cái phải được thả vào bể cùng lúc. Không nên chỉ nuôi hai con Betta cái trong một bể. Chúng sẽ lập nên “trật tự xã hội”, có nghĩa là nếu chỉ có hai con cái trong bể thì con chiếm ưu thế ít hơn sẽ trở thành đối tượng bị bắt nạt duy nhất.
  • Cá Betta cái cũng sẽ chiến đấu với cá đực và ngược lại. Vì thế không nên cho chúng sống chung bể. Đọc thêm bài viết về gây giống cá Betta nếu như bạn muốn thử điều đó, tuy nhiên, gây giống cá là một trách nhiệm lớn lao và không phải là chuyện có thể xem nhẹ.
  • Đặt một tấm gương dọc thành bể có thể khiến cá xòe vây ra vì nó nghĩ rằng có một đối thủ trong lãnh thổ của nó. Điều này có thể gây stress cho cá, vì thế bạn nên tránh dùng gương.

Phần3

Thêm nước vào bể

Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 12
1
Chuẩn bị nước. Sử dụng chất ổn định nước (Prime chẳng hạn) trước khi dẫn nước máy vào bể. Chất clo và clo-ra-min trong nước máy có thể ảnh hưởng không tốt đến cá Betta cũng như giết chết những vi khuẩn có lợi. Nhiều nguồn trước đây gợi ý rằng chúng ta nên làm lắng nước (để yên cho nước bốc hơi một thời gian). Tuy nhiên, cách tốt nhất là sử dụng chất ổn định nước, vì nước sau khi lắng tuy clo đã bay hơi nhưng không loại bỏ được clo-ra-min và các loại kim loại nặng. Sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra nước bể cá để chắc rằng nước bể đã hoàn toàn tuần hoàn trước khi thả cá Betta vào!

  • Sử dụng nước đóng chai không phải là một ý hay vì trong nước đóng chai không có những khoáng chất cần thiết dành cho cá Betta và nó cũng không ‘an toàn’ đối với cá. Sử dụng nước máy đã qua xử lý vừa kinh tế lại vừa là sự lựa chọn thích hợp hơn.
Tiêu đề ảnh Acclimate Your Betta Step 3
2
Che chắn bể cá. Nếu bể của bạn không có nắp, nên che miệng bể khoảng 80% trở lên để đảm bảo cá Betta không nhảy ra ngoài. Cá Betta rất linh hoạt và chúng có thể bật cao đến 7,5 cm khi có động lực! Tuy nhiên, cá Betta thường không cố gắng nhảy ra ngoài nếu như chúng hài lòng với ngôi nhà của mình.

Phần4

Thả cá Betta vào ngôi nhà mới

Tiêu đề ảnh Acclimate Your Betta Step 10
1
Thả Betta vào bể. Trước tiên, từ từ và cẩn thận thêm vào bể một ít nước lấy từ bể chứa trước đó mà Betta đang sinh sống. Làm cho nước cũ và nước mới hòa quyện vào nhau sẽ giúp cá Betta dễ thích nghi hơn, đồng thời nếu môi trường nước mới lạnh hơn hay ấm hơn nhiều so với môi trường nước cũ, việc pha trộn hai loại nước sẽ giảm bớt nguy cơ khiến cá bị sốc. Tuy nhiên, bạn nên cho vào bể của mình càng ít nước trong bể cá ngoài cửa hàng càng tốt, vì đôi khi lượng nước này có thể ẩn chứa mầm bệnh hay những thứ khác mà bạn không mong muốn xuất hiện trong bể cá mới của mình. Tiếp theo, nhúng chiếc cốc chứa cá Betta vào bể. Bạn phải thật cẩn thận trong khi thả cá!

  • Nếu có thể thì bạn nên tránh vớt cá Betta bằng vợt, vì điều này có thể làm tổn thương những vây đuôi mỏng manh. Nếu cần phải bắt cá Betta thì bạn nên dùng một chiếc cốc nhỏ, cẩn thận múc nó lên.

Phần5

Cho cá Betta ăn

Tiêu đề ảnh Train Your Betta Fish Step 3
1
Cung cấp một chế độ ăn phù hợp với cá Betta. Cá Betta chọi là loài ăn thịt. Chế độ ăn của nó nên bao gồm những viên thức ăn nén được sản xuất riêng dành cho cá Betta, cùng với những thức ăn tươi sống đa dạng khác. Tôm nước mặn đông lạnh hay trùn chỉ là những lựa chọn tốt.

  • Kiểm tra thành phần của thức ăn dạng viên và nén. Ba thành phần đầu tiên phải là hàm lượng protein. Những nhà chuyên môn nói rằng hàm lượng protein trong viên nén không được ít hơn 40%.
Tiêu đề ảnh Teach Your Betta to Jump Step 4
2
Cho cá ăn đều đặn. Cá Betta có thói quen ăn uống không giống nhau, vì thế hãy thử nghiệm để xem lượng thức ăn mà bạn cần phải cho cá của mình là bao nhiêu. Thiết lập thời gian cho cá ăn đều đặn, chẳng hạn như một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Nếu bạn tuân thủ thời gian biểu này, khi cá đã quen, bạn sẽ thấy nó chờ bạn khi đến giờ ăn!

  • Cẩn thận đừng cho cá ăn quá nhiều. Bao tử của cá Betta có kích cỡ tương đương với mắt của chúng. Cho cá Betta ăn quá nhiều là không tốt vì đa số chúng ăn không biết dừng, bạn còn cho thì chúng còn ăn và điều này có thể gây tử vong. Thời gian biểu cho ăn có thể tham khảo là 3 viên thức ăn nén vào buổi sáng và 3 viên vào buổi tối. Bạn nên ngâm thức ăn vào nước trước vài phút để viên nén nở ra rồi hãy cho cá ăn vì thức ăn có thể nở ra bên trong dạ dày của cá và khiến bụng nó bị phình to bất thường hay gây tắc nghẽn tiêu hóa. Cho ăn quá mức sẽ dẫn đến đầy bụng, bụng phình to và có thể khiến cá bị chết, mặc dù điều này không nghiêm trọng như chứng trướng bụng cũng có những biểu hiện tương tự ở cá.
Tiêu đề ảnh Feed a Betta Fish Step 3
3
Dọn sạch thức ăn thừa mà cá không ăn. Tương tự như vậy, quan sát xem liệu cá Betta của bạn có phun thức ăn ra không. Nếu có thì đó là dấu hiệu cho thấy chú cá Betta của bạn đang bị biếng ăn hoặc là viên thức ăn đó quá lớn so với miệng cá. Trớ trêu thay, hầu hết những công ty sản xuất thức ăn cho cá không nhận ra rằng miệng của cá Betta nhỏ hơn so nhiều với miệng của cá vàng hay những loài cá khác.

  • Bạn có thể dùng lưỡi lam cắt viên thức ăn ra làm đôi hoặc làm nhiều phần để cá Betta ăn dễ dàng hơn. Nếu nó vẫn từ chối ăn thì hãy thử nhãn hiệu thức ăn nén hoặc khô khác.
Tiêu đề ảnh Train Your Betta Fish Step 8
4
Biến giờ cho ăn thành một bài thể dục thú vị. Đặt một chiếc ống hút vào bể và để cho cá Betta làm quen với nó. Khi cá Betta đã quen với ống hút, bạn nhặt lại những thức ăn thừa mà cá không ăn nữa, sau đó thả một viên thức ăn thừa lại vào bể. Đặt chiếc ống hút lên viên thức ăn để nó lọt thỏm vào ống hút. Giữ yên chiếc ống hút bên trên và chờ cho chú cá phát hiện ra viên thức ăn. Khi đó cá Betta sẽ bơi theo viên thức ăn trong ống hút. Lúc này bạn có thể từ từ nhấc ống hút về phía miệng bể cho đến khi thức ăn rơi ra và chú cá sẽ chộp lấy viên thức ăn đó.

Phần6

Giữ cho bể cá sạch sẽ

  1. 1
    Cá Betta chỉ sống được trong một loại nước cụ thể có độ cứng và pH nhất định. Chúng mất rất lâu để thích nghi với môi trường mới và quá trình này rất căng thẳng đối với cá. Để cho cá Betta thích nghi hoàn toàn với ngôi nhà mới trước khi bạn thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho nơi ở của chúng.
Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 17
2
Làm sạch bể cá. Cá Betta sinh trưởng tốt nhất trong một bể cá tuần hoàn với máy lọc nước, nếu không bạn phải thường xuyên thay toàn bộ nước bể (tuy nhiên điều này có thể gây căng thẳng cho cá Betta). Vây của cá Betta rất mỏng manh, vì thế, điều chỉnh dòng chảy chậm hay sử dụng lọc mút là tốt nhất. Cẩn thận hút đáy của bể lọc mỗi khi thay một lượng nước nhỏ hàng ngày. Nước bể bẩn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh, chẳng hạn như bệnh thối vây. Tuy nhiên, đừng lo lắng vì làm sạch bể cá là vấn đề rất dễ xử lý.

  • Bạn nên thêm dechlorinator (được xem như một chất ổn định nước bể) vào nước; chất này giúp khử đi clo/clo-ra-min gây hại cho cá trong nước máy, đồng thời lọc vi khuẩn.
  • Đảm bảo rằng nước mà bạn vừa thay có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ nước cũ trong bể để tránh gây sốc nhiệt, dẫn đến cái chết cho cá. Sử dụng nhiệt kế bể thủy sinh để kiểm tra nhiệt độ nước.
Tiêu đề ảnh Set Up a Betta Tank Step 13
3
Kiểm tra nước bể mỗi tuần. Nhằm kiểm tra thông số nước mỗi tuần, bạn sẽ cần sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra nước. Làm theo những hướng dẫn về việc kiểm tra nước được cung cấp bởi nhà sản xuất, điều này cho phép bạn giám sát bể nuôi và nắm được tình hình nước trong bể.

  • Ghi chú lại trên lịch hoặc nhật ký nhằm không quên thời gian kiểm tra nước.

Phần7

Thưởng lãm bể cá của bạn

Tiêu đề ảnh Train Your Betta Fish Step 1
1
Chơi đùa với người bạn mới. Cá Betta có thể nhận ra chủ của nó. Chúng còn có thể ghi nhớ gương mặt và những trò chơi đơn giản. Trở thành bạn của cá và chào hỏi chúng thường xuyên để chú cá làm quen với bạn!

  • Cá Betta rất hiếu kỳ và thường phát triển tình cảm với người chăm sóc nó.
Tiêu đề ảnh Train Your Betta Fish Step 9
2
Chơi với cá Betta. Việc ngắm nhìn và dành thời gian chơi với cá Betta rất thú vị. Bạn có thể chơi với chú cá bằng cách di chuyển ngón tay tới lui phía ngoài thành bể (không nên va mạnh vào thành bể hay nhúng tay vào nước). Quan sát cá Betta bơi theo bạn. Và hơn hết là bạn đừng quên đặt tên cho nó!

  • Đừng bao giờ gõ vào thành bể. Hành vi này dễ làm kích động chú cá và có thể khiến nó bị sốc, dẫn đến tử vong. Để tương tác thông qua hành động, bạn chỉ cần đặt ngón tay lên mặt kính và nhẹ nhàng trượt tới lui để xem chú cá Betta bơi theo ngón tay bạn. Nếu nó lùi lại và có vẻ hoảng sợ, hãy dừng lại ngay. Bạn có thể thử lại trò này sau khi chú cá Betta đã quen với bạn và không còn sợ bạn nữa. Đừng bao giờ đặt một chiếc gương trước mặt cá vì chúng có thể đổi màu và trở nên hung hăng, điều này khiến cá bị stress.
Phần8

Những sự thật thú vị về cá Betta

  1. Một vài điều rất hay ho về loài cá Betta chọi này:

    • Betta là một loài trong họ Anabantoid (cá sặc cảnh cũng thuộc họ này). Chúng có một hệ thống hô hấp dự phòng cho phép cá lấy ô-xy trực tiếp từ không khí, tuy nhiên, chúng vẫn cần một hệ thống lọc trong bể.
    • Cá Betta cái thường nhỏ hơn so với cá đực. Hình dáng vây cá cái không đẹp bằng vây cá đực. Tuy nhiên, cá cái vẫn rất đẹp theo cách riêng và vô cùng hiếu chiến! Không nên nuôi chúng chung với nhau vì cá cái có thể đuổi theo những chiếc vây sống động của cá đực và làm cho vây cá đực bị rách.
    • Khi cá Betta làm tổ bọt (nhả bong bóng trên mặt nước) không có nghĩa là chúng đang vui, điều này cho thấy cá Betta đang chuẩn bị đẻ trứng.
    • Khi con đực thích một con cái, cá đực sẽ phồng mang, cong người và xòe vây ra. Khi con cái thích một con đực, cá cái sẽ uốn éo tới lui trước mặt cá đực.
    • Chúng còn được biết với tên gọi ‘Cá Betta Chọi.’
    • Cá Betta điển hình bán trong các cửa hàng sinh vật cảnh là loài Betta splendens. Vẫn còn rất nhiều những loài hiếm hơn chủ yếu sống trong tự nhiên và chúng có thể trông như một loài cá hoàn toàn khác!

Lời khuyên

  • Hãy nhớ rằng nếu cá Betta đột nhiên tỏ ra thụ động khi bạn vừa mới thay nước thì có thể là do nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Rửa sạch các đồ trang trí trước khi đặt chúng vào bể!
  • Cá Betta thường ngủ trong những tư thế bất thường, có khi thậm chí trông như đã chết. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cá Betta của bạn nằm dưới hồ quá lâu/thở quá nhanh thì có thể chúng bị bệnh
  • Không nên thả cá Betta con chung với cá Betta trưởng thành vì chúng có thể chọi nhau.
  • Bạn có thể sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc cá Betta nếu như bạn còn nhỏ. Hãy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc người giám hộ.
  • Đảm bảo môi trường sống của cá Betta có một chút ánh nắng mặt trời, nhưng đừng đặt chúng ngay bên dưới ánh nắng trực tiếp vì chúng có thể chết vì nóng!
  • Luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá Betta.
  • Đừng cho cá Betta ăn quá nhiều!
  • Làm sạch bể mỗi tháng một lần.
  • Không nên nuôi chung cá Betta với nhau. Chúng sẽ tàn sát lẫn nhau. Bạn cũng nên tránh đặt thủy tinh hay gương trong bể vì Betta sẽ tự tấn công chính mình trong gương!

Cảnh báo

  • Máy lọc nước hút hoặc thổi nước quá mạnh có thể làm dao động vùng nước xung quanh cá Betta và có khả năng làm hại những vây đuôi mỏng manh của chúng. Chọn mua máy lọc nước có mức độ thổi điều chỉnh được.
  • Cá Betta rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhìn chung, một sự thay đổi nhỏ tầm 2-3 °C cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chúng. Nếu có khả năng, bạn nên đầu tư một máy sưởi để sử dụng.
  • Không nên sử dụng nước cất. Nước cất là nước mà tất cả chất khoáng cũng như chất dinh dưỡng bị loại bỏ hoàn toàn. Cá Betta trong tự nhiên không sống trong môi trường nước cất, vì thế việc ép chúng thích nghi với điều này có thể gây hại cho sức khỏe cá.
  • Nếu bạn nuôi thêm cá khác, tránh chọn những loại cá có màu sắc sáng hơn (chẳng hạn như cá bảy màu) và đuôi dài rũ hơn (cá bảy màu, cá vàng, vân vân) cá Betta của bạn. Cá Betta có thể nhầm bất kỳ con cá sặc sỡ nào đó trong hồ là cá Betta khác. Tránh nuôi chung cá Betta với những loài cá hung dữ hoặc có vây nhọn, chẳng hạn như những loài cá thuộc họ cá chép. Cá Ngựa vằn, một số loài cá Tetra và hầu hết các loài cá lòng tong đều có thể chung sống hòa thuận với cá Betta. Những loài cá ăn đáy như cá Chuột cảnh và cá ăn rêu Otto (otocinclus) cũng là những lựa chọn tốt. Hãy tìm đọc trên các diễn đàn về cá cảnh để có thêm nhiều gợi ý.

Dĩ nhiên là bạn cũng không thể nuôi cá Betta trong bát, cốc hay bể cá dung tích dưới 10 lít. Chúng cũng cần không gian sống phù hợp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *