Các bệnh thường gặp ở tôm Crayfish và cách khắc phục hiệu quả·(Phần 1)

Trong bài viết này, Microinfluencer sẽ nêu ví dụ về một số bệnh tiêu biểu ở tôm crayfish và cách khắc phục để mọi người có thể nắm được một số bệnh và cách xử lý khi chúng ta gặp phải, mọi người có thể bổ sung thêm những triệu chứng bệnh khác để đóng góp thêm nhé.

bệnh thường gặp ở tôm Crayfish
bệnh thường gặp ở tôm Crayfish

1. Bệnh sét vỏ ở tôm crayfish:

Triệu chứng dễ nhận biết là tôm crayfish sẽ nỗi những đốm đen nâu ăn sâu vào lớp vỏ hoặc ăn lõm xuống phần thịt.

Nguyên nhân bệnh là do nước dơ, lâu ngày không thay nước dẫn tới phát sinh mầm bệnh gây hại tôm crayfish.

bệnh thường gặp ở tôm Crayfish
bệnh thường gặp ở tôm Crayfish


=> Cách chữa và khắc phục: thay 100% nước hồ, vệ sinh lọc và nền để loại bỏ vi khuẩn. Bắt tôm crayfish ra và rửa tôm crayfish bằng nước muối pha loãng khoảng 1 phút ( bước này là để diệt bớt vi khuẩn bám lên tôm ). Sau đó thả tôm crayfish lại vào hồ, hạn chế tối đa thức ăn thừa trong hồ và giữ nước thật sạch (thay nước mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 50% để tôm mau lột bỏ lớp vỏ bị rỉ sét).

2. Bệnh rối loạn chuyển hoá khoáng ở tôm crayfish:

Triệu chứng là tôm sẽ mềm vỏ sau khi lột quá lâu (đối với tôm baby size dưới 5cm là 4 ngày, và trên 2 tuần với tôm trưởng thành size 10cm). Đó là do tôm crayfish hoà tan không đủ hoặc không thể hoà tan cục khoáng mà nó đã tích trữ trước khi lột để đắp vào lớp vỏ mới.

Bệnh rối loạn chuyển hoá khoáng ở tôm crayfish
Bệnh rối loạn chuyển hoá khoáng ở tôm crayfish

=> Cách khắc phục: thay 50% nước mới để loại bớt độc tố tích tụ trong hồ (tôm crayfish mềm vỏ thường rất yếu và dễ ngộ độc no3 dẫn đến đột tử). Sau đó châm thêm khoáng vào hồ và đo tds lại vào khoảng 200 đến 250 là ổn. Kết hợp với châm khoáng là cho ăn tép luộc nguyên vỏ.

(Còn tiếp…)

Bài viết liên quan:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *