Tác dụng của lũa Cholla đối với bể tép cảnh

Cholla là phần lũa sau khi chết của một loại xương rồng, từ lâu đã được xem như một phụ kiện lý tưởng cho hồ tép cảnh, cá cảnh. Lũa Cholla rất đặc trưng: rỗng ruột ở giữa, trên thân có nhiều lỗ như tổ ong đan xen nhau. Các thớ gỗ nhỏ bện chặt vào nhau tạo nên một cấu trúc chắc chắn nhưng cũng khá nhẹ.

lũa Cholla
lũa Cholla

Tác dụng của Lũa Cholla đối với bể tép cảnh

Một số tác dụng của Cholla đối với cá tép và hồ cá tép có thể kể đến như sau:
– Cholla tiết ra chất tanin giúp tép giảm stress, tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá của cá tép
– Lũa Cholla có thuộc tính acid, giúp giảm PH trong nước, làm mềm nước
– Kết cấu sợi gỗ của lũa cholla tạo điều kiện thuận lợi hình thành màng vi sinh (biofilm) là thức ăn yêu thích của tép, đặc biệt tép con
– Bổ sung thức ăn chất xơ cho tép. Các khúc lũa trong bể tép sẽ bị mòn đi trông thấy sau vài tháng
– Cung cấp nơi trú ẩn ưa thích cho tép, đặc biệt khi stress hoặc trong giai đoạn lột vỏ
– Có thể đồng thời làm giá thể cho rêu, ráy hoặc bucep, giúp trang trí cho cảnh quan trong bể

Tác dụng của Lũa Cholla đối với bể tép cảnh
Tác dụng của Lũa Cholla đối với bể tép cảnh

Xử lý lũa Cholla mới mua

Lũa cholla mới mua về cần được xử lý để đảm bảo loại bỏ mầm bệnh, bụi bẩn. Phương pháp xử lý là đun sôi ít nhất 4-5 phút trước khi thả vào bể.

Khi mới thả, lũa Cholla chưa ngấm đủ nước sẽ nổi, bạn cần chờ khoảng 1-3 ngày để khúc lũa cholla chìm hẳn. Nếu muốn chìm nhanh hơn, hãy buộc nó với một vật nặng thích hợp (1 cục đá) hoặc dùng nút gài để cố định vào thành bể.

Lũa cholla là một phụ kiện bể tép khá bền, thường thì phải mất đền 7-14 tháng thì bạn mới cần phải chi tiền cho một khúc lũa mới.

Xem thêm: Hướng dẫn Cycle bể cá, tép đúng cách nhất

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *