Hướng dẫn Cycle bể cá, tép đúng cách nhất

Tất cả các bể tép đều phải được cycle trước khi thả tép để đảm bảo cho sự sống, bất kể là dung tích bể nuôi của bạn lớn hay nhỏ. Một trong những vấn đề mà người chơi mới thường gặp phải là không biết được rằng mình đang cycle đúng cách hay chưa và việc cycle như vậy có thực sự hiệu quả không. Để trả lời được các băn khoăn trên, nắm được phương pháp cycle bể tép đúng cách, trước hết bạn cần tìm hiểu về chu trình Nitơ trong nước.

embertetrafish_2

Chu trình Nitơ là gì?

Hình dưới mô tả một chu trình ni tơ điển hình trong bể thuỷ sinh, với 3 giai đoạn chính như sau:

Chuyển hoá NH3 => NO2

Chu trình nito trong ao nuôi sẽ được bắt đầu khi mà các chất thải của cá tép, hoặc lá cây mục bị phân hủy thành khí NH3. NH3 là chất độc hại và có thể gây chết tép ngay cả ở hàm lượng thấp. Khi NH3 tăng cao sẽ xuất hiện vi sinh Nitrosomonas (vi sinh hiếu khí) tại những nơi có nhiều khí oxi, chúng ăn NH3 rồi nhả ra khí NO2 trong môi trường bể nuôi. Tương tự, NH3, NO2 cũng là một chất độc hại đối với tép.

Chuyển hóa NO2 –> NO3

Chu trình Nitơ tiếp diễn bằng việc vi sinh Nitrospira (vi sinh yếm khí) phát triển ở những nơi có hàm lượng oxi thấp (môi trường yếm khí) sẽ ăn NO2 và thải NO3 ra môi trường bể. Đồng thời, các cây thuỷ sinh trong bể nuôi cũng sẽ hấp thụ một phần NO3 để phát triển.

Khử NO3 –> N2

Khác với NH3 và NO2, NO3 không gây độc cho tép ở mức thấp đến trung bình nhưng cũng có nguy cơ gây độc khi ở nồng độ cao. Bạn có thể giảm hàm lượng NO3 trong bể tép bằng cách thay nước thường xuyên hoặc với một số bể thuỷ sinh có lớp nền đủ dày sẽ phát triển được yếm khí Anaerobic giúp chuyển đổi NO3 thành N2 vô hại cho tép.

Chu trình Nitơ trong nước khi có sự xuất hiện đông đủ của các loại vi khuẩn có lợi sẽ giúp loại bỏ NH3, đảm bảo chất lượng nước cho bể tép.

caneontetra_2

Cycle là gì?

Việc cycle hồ tép không đơn thuần là việc bạn đổ nước vào và chờ vài tuần. Việc cycle đúng cách rất quan trọng, vì môi trường hồ tép là môi trường nước tù, nó khác xa với môi trường trong tự nhiên. Trong môi trường thiên nhiên, con tép không bao giờ phải lo lắng về NH3 hay NO2 (2 chất độc hại gây chết tép ngay cho dù với hàm lượng thấp) vì dòng nước luôn chảy và dung tích nước là lớn hơn rất nhiều so với môi trường bể nuôi. Cycle đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc tép chết không mong muốn và duy trì sự sống trong môi trường nhân tạo.
Bộ lọc chính là trái tim của hồ nuôi, không có nó tép sẽ chết. Và để phát triển vi sinh, bạn cần sử dụng các vật liệu lọc cần thiết, phù hợp để tạo giá thể cho các chủng vi sinh sống và phát triển. Đi cùng bộ lọc là dòng chảy, dòng chảy giúp tạo ra oxy, cần cho vi sinh hiếu khí để hoạt động hiệu quả. Kích hoạt hệ vi sinh cho một chu trình nitơ hoàn chỉnh cho một bể nuôi mới được gọi là Quá trình Cycle.

Làm sao để Cycle đúng cách?

Với những vấn đề đã được nêu ở trên, tôi hy vọng sẽ giúp được các bạn hiểu đúng về khởi tạo vi sinh.

Như vậy muốn bắt đầu khởi tạo hệ vi sinh, chúng ta phải tạo ra NH3 trong 1 hồ nước mới! Không có NH3, chu kì khởi tạo vi sinh sẽ bị khiếm khuyết. Sau khi set hồ, bằng mọi cách hãy tạo ra ammonia 1 cách nhanh nhất có thể bằng cách bỏ thức ăn có nguồn gốc động vật, lá cây mục rữa hoặc thả cá thuộc dạng ị nhiều hoặc dễ chết.

Đừng lo lắng là nước hồ của bạn bị dơ, vì mục tiêu đầu tiên là làm dơ nước hồ. Hãy kiểm tra bằng các bộ test nồng độ NH4/NH3 để biết được hồ mình “dơ” đến cỡ nào.

Sau khi hồ đã có NH3, chúng ta có thể bổ sung vi sinh( nếu trong quá trình set hồ bạn không châm vi sinh), kết hợp sủi oxy để tạo điều kiện cho vi sinh hiếu khí phát triển và dùng bộ đo NO2, NO3 để kiểm tra quá trình cycle đến đâu. Quá trình cycle cho hồ tép thường được khuyến nghị nên kéo dài ít nhất từ 7-10 ngày.

Kết thúc quá trình cycle, hồ của bạn sẽ có một chu trình nitơ hoàn chỉnh và hình thành cái gọi là Bacter Layer ( Màng vi sinh), bạn không cần phải thay nước vì nước của bạn đã thực sự “sạch” lắm rồi!

Hãy bắt đầu nuôi tép với việc Cycle đúng cách nhé!

Xem thêm: Vi sinh tép cảnh All In One Shrimp Powder

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *