Bắt đầu với thủy sinh như thế nào? Và cách hiểu đơn giản nhất để có một bể thủy sinh khỏe đẹp?

Chào cả nhà, chúc một tháng âm mới nhiều bình an và may mắn. Hôm nay cũng là cuối tuần, mình sẽ bắt đầu một chuyên đề mới mà rất nhiều ace thắc mắc.
Bài viết không hề giống nhiều tư liệu trước đây, nhưng có tham khảo từ nhiều nguồn, cộng với kinh nghiệm cá nhân. Có sai sót mong anh chị em đi trước góp ý thêm nhé.
  • Bể thủy sinh cần gì?
  • Sao cây cối của tôi không xanh? Cá hay chết?
  • Tôi không biết gì về thủy sinh, bắt đầu từ đâu?
“1 NƯỚC 2 PHÂN 3 CẦN 4 GIỐNG”
Câu nói nguyên thủy của nhà nông, vẫn rất đúng với thủy sinh.
71269114_2598643696824961_6762138622700290048_o

1. VẤN ĐỀ NƯỚC KHI CHƠI BỂ THỦY SINH:

Nếu với cây cạn, nước là điều kiện cần, thì với thủy sinh, nước là không thể thiếu. Muốn chơi cây, chơi cá, đầu tiên phải học chơi nước!
Các vấn đề về nước cơ bản:
  • Hệ thống vi sinh: có hàng triệu loại, nhưng nói chung cứ hiểu đơn giản có 2 phe: lợi & hại.
Chúng ta khi mới setup bể, việc đầu tiên là chạy cycle (tra google) mục đích là để tạo vi sinh có lợi và giảm thiểu vi sinh có hại.
  • Chỉ số PH, TDS, GH, KH,… quyết định thực động vật khỏe hay yếu
  • Nhiệt độ: hiểu đơn giản là càng mát (mát chứ ko lạnh nhé) thì cây càng xanh. Nhiệt độ thích hợp hầu hết với cây và cá tép khoảng 24-26 độ C)
NÓI CHUNG: dù bạn không biết gì về phân nền, không biết gì về chăm sóc, không biết gì về giống cây thì nếu bạn CHƠI NƯỚC tốt, thì bể bạn hầu hết vẫn sẽ xanh đẹp.

2. VẤN ĐỀ PHÂN KHI CHƠI BỂ THỦY SINH:

Phân làm gì? Đơn giản là làm chỗ cắm rễ cho cây, chỗ trú cho vi sinh và cung cấp dưỡng cho cây cối phát triển.
Phân chơi thủy sinh hay còn nói chung là dưỡng, có nhiều loại:
  • Phân nền trộn: kiểu giống đất trộn trồng cây vườn á, nhưng được trộn theo tỷ lệ phù hợp thủy sinh.
  • Phân nền công nghiệp: đa số chơi cái này, sạch sẽ dễ kiểm soát dinh dưỡng, có nhiều hãng từ Việt đến Nhật, hay Đức,…
  • Phân nước: dùng cho những bể nhỏ ít cây, cây yêu cầu về dưỡng thấp, hoặc dùng kết hợp với phân nền công nghiệp để tạo hiệu quả cao hơn.
  • Phân gà: thôi, bỏ đi 😅

3. VẤN ĐỀ CHUYÊN CẦN KHI CHƠI BỂ THỦY SINH:

Thùy theo bạn rảnh nhiều hay bận, nhưng mình khuyên thật, nếu chơi cái gì mà không có thời gian ít-nhiều cho nó, thì không nên chơi.
  • thay nước: mục đích tạo mới vi sinh, xả bớt chất độc hại do phân cá và dưỡng thừa, tránh rêu hại.
  • cho cá tép ăn: nhớ kỹ là CÁ ĐÓI không chết, nhưng CÁ NO QUÁ dư thức ăn thì dơ nước nó sẽ chết.
  • vệ sinh lọc, in-out: tránh tắc lọc, dơ khiến nước bẩn.
  • tỉa cây: tránh xồm xoàm quá, người còn phải tỉa râu, cắt móng chân tay mà. Với lại tỉa bớt cho cây mọc lá mới thân mới sẽ tươi đẹp hơn.
  • chùi kính: tất nhiên rồi, bạn chơi bể mà ko nhìn thấy gì bên trong thì chơi gì đây?

4. VẤN ĐỀ CHỌN GIỐNG KHI CHƠI BỂ THỦY SINH:

Cuối cùng mới là giống nhé các bạn. Nhiều bạn cắm cây thả cá được 2-3 bữa toàn “hẹo”, đi mua thêm mấy chỗ khác cũng bị tương tự, thì đừng đổ cho ai hết, quay lại số 1 ở trên nhé.
Cây, cá thủy sinh cũng tùy giống, tùy loài mà đắt rẻ. Có loại bán kg, có loại vài triệu/con. Tuy nhiên nếu bạn chơi 3 cái trên chưa ổn, thì chỉ có nuôi cá nhựa cây nhựa thôi. Cái này khi nào cảm thấy mình vững trong 3 mục trên thì hãy trải nghiệm những giống đắt tiền.
(Còn nữa…)
Bài viết liên quan:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *